Luật bảo vệ phụ nữ bị bạo hành

Ty Huu Doc Ngoc

Đây là thông tin được công bố tại diễn đàn chính sách “Thực trạng và giải pháp ngăn ngừa, ứng phó với bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam” do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức sáng nay (ngày 25.11.2015).
Bạo lực vi phạm quyền phụ nữ và trẻ em

Theo đại diện UNFPA tại Việt Nam, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất về quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Theo Điều tra Quốc gia về Bạo lực Gia đình được tiến hành năm 2010, 58% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về thể chất, tình dục và tinh thần từ người thân tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ.

 

♦ Làm sao để tìm được Việc Làm nhanh nhất cũng như tìm kiếm nhà Tuyển Dụng phù hợp với khả năng của mình? Tham khảo ngay tin tức Việc Làm 24h của mangvieclam.com để có thêm thông tin ứng tuyển!

Cụ thể, 87% phụ nữ cho biết họ đã bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng; 10% bị bạn tình của họ cưỡng ép tình dục; 30% người làm nghề mại dâm cho biết họ đã từng là nạn nhân của bạo lực tình dục và 22% đã bị ép buộc tình dục.

Tuy nhiên, khoảng 87% nạn nhân bạo lực gia đình đã không tìm kiếm sự giúp đỡ nào vì thiếu các dịch vụ hỗ trợ mà họ có thể tiếp cận. Nhiều người quá sợ hãi bị kỳ thị và phân biệt nên họ không cho ai biết họ là nạn nhân của bạo lực tình dục.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho biết, tình trạng bạo lực, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, hiện vẫn còn khá phổ biến, diễn ra trong mọi xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Ở Việt Nam, nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ công bố năm 2010 cho thấy, 34% phụ nữ đã từng kết hôn đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục, 58% phụ nữ chịu ít nhất một trong ba dạng bạo lực về thể xác, tình dục hoặc tinh thần ít nhất một lần trong đời. Các chi phí, hậu quả của bạo lực đối với phụ nữ bị ảnh hưởng qua nhiều thế hệ.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn chú trọng thực thi các giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền của phụ nữ và thực thi bình đẳng giới đã được khẳng định trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Việt Nam.

♦ Tham khảo thông tin về Viec Lam hoặc Việc Làm Nhanh để tự cho mình một cơ hội làm việc với những nhà tuyển dụng uy tín nhé!

Hỗ trợ tâm lý và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ

Đồng quan điểm trên, bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết, để giải quyết vấn đề bạo lực tình dục từ nhiều khía cạnh khác nhau, cần thiết lập các dịch vụ hỗ trợ chất lượng bao gồm chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, an toàn, trợ giúp pháp lý, và hệ thống chuyển tuyến và phải đảm bảo các dịch vụ này có thể dễ dàng tiếp cận được đối với các nạn nhân của bạo lực tình dục. Bên cạnh đó, suy nghĩ và thái độ của người dân cần có sự thay đổi về bạo lực giới, đặc biệt là bạo lực tình dục, bao gồm quấy rối tình dục.

“Chúng ta cần có số liệu thống kê toàn diện cấp quốc gia về bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái trong tất cả các môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta chưa có cơ sở số liệu khi nói đến bạo lực tình dục. Nguồn số liệu phải có chất lượng đáng tin cậy để đảm bảo rằng các can thiệp về chương trình và phát triển chính sách được dựa trên những minh chứng”, bà Ritsu Nacken nói.

Cũng theo bà Ritsu Nacken, hệ thống pháp luật hiện hành phải có những bước cải tiến cũng như quá trình thực thi hệ thống pháp luật đó để đưa những vụ bạo lực tình dục ra ánh sáng công lý. Điều này là phù hợp với các khuyến nghị mới đây của Ủy ban về Xóa bỏ Phân biệt Đối xử đối với Phụ nữ, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải áp dụng các hình phạt đối với các hình thức bạo lực phụ nữ.

>> Bạn có thể tham khảo thêm thông cho từng ngành riêng biệt dưới đây:

Công Nghệ Thông Tin
Bảo Vệ/Vệ Sĩ/An Ninh
Quảng Cáo/Marketing/PR
Lao Động Phổ Thông

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

300x250 Luật bảo vệ phụ nữ bị bạo hành

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>