Phỏng vấn Kiến trúc sư Kengo Kuma: Tôi đang vẽ những công trình “yếu ớt”

Ty Huu Doc Ngoc

Kengo Kuma sinh ra tại Kanagawa Nhật Bản vào năm 1954. Ông tốt nghiệp ngành Kỹ thuật tại trường đại học Tokyo năm 1979. Từ năm 1985 đến 1986 ông theo học trường đại học Columbia ở New York và sau khi trở về Tokyo được 1 năm thì ông thành lập Studio của riêng mình. Hiện nay ông là giáo sư tại đại học Keio ở Tokyo. Ngoài văn phòng tại Tokyo các sư cũng duy trì công việc tại Paris, tại đó ông tiếp tục phát triển các dự án ở châu Âu của mình.

 
 Phỏng vấn Kiến trúc sư Kengo Kuma: Tôi đang vẽ những công trình “yếu ớt”

 

Thật khó để mô tả Kiến trúc của Kengo Kuma. Những công trình “yếu ớt” của ông dường như không bị lệ thuộc hay ràng buộc bởi bất cứ loại kiến trúc hiện đại – luôn cố gắng để có được sự mạnh mẽ, ấn tượng và thơ mộng. Sự sáng tạo của Kuma dường như hòa vào những tác phẩm không giới hạn.

 

Văn phòng Kengo Kuma và cộng sự đã nhận hơn 50 dự án, trong đó có bảo tàng Bảo tàng Bato-machi Hiroshige (Nasu, Tochigi Prefecture, 1998-2000), Trung tâm cộng đồng Takayanagi (Takayanagi, Kariwa-gun, Niigata Prefecture, 1998-2000), Bảo tàng Adobe Đức Phật (toyoura, tỉnh Yamaguchi, 2001-2002), Bamboo Wall (Bắc Kinh, 2000-2002), và Lotus House tại Nhật Bản (2003-2005)…

 Phỏng vấn Kiến trúc sư Kengo Kuma: Tôi đang vẽ những công trình “yếu ớt”

KTS Kengo Kuma

Tôi đã bắt gặp Kuma ở New York khi ông đang giảng bài tại trường kiến trúc Cooper Union và gián sát tiến độ thực hiện dự án khu dân cư tại Hoa Kỳ.

Phóng viên (PV): Ông đã bắt đầu bài giảng của mình từ việc đề cập tới vấn đề khủng hoảng kinh tế hiện nay? Lí do là gì vậy thưa ông?

Kengo Kuma (KK): Đây là một vấn đề rất quan trọng. Cá nhân tôi đã trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế được 3 lần. Lần đầu tiên vào năm 1973, đó là cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Khi đó tôi đã 18 tuổi và chỉ được chấp nhận vào học tại trường đại học Tokyo. Xây dựng bùng nổ trong những năm 1960-1970 và ngành kiến trúc trở nên phổ biến ngay sau đó. Tôi thích những địa điểm thể thao được xây dựng cho Olympic Tokyo năm 1964 đặc biệt là Nhà thi đấu quốc gia thiết kế bởi Kenzo Tange. Tương lai bỗng trở nên tồi tệ khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra. Nhưng nó thực sự lại là thời điểm tốt để học tập và suy nghĩ. Và tôi đã mong muốn rằng, ngành kiến trúc Nhật Bản trong tương lai sẽ trở nên khác biệt hơn.

Cuộc khủng hoảng thứ hai xảy ra vào năm 1990 khi “bong bóng” nền kinh tế tan vỡ. Tôi đã mở văn phòng riêng vào năm 1987 trong khoảng thời gian kinh tế này ngay sau khi trở về từ trường đại học Columbia. Trong những năm đó đã có khá nhiều dự án thú vị được xây dựng ở Tokyo. Tới năm 1990 văn phòng của tôi dừng hoạt động. Thời gian này, tôi còn trẻ và trở thành thất nghiệp. May mắn thay tôi có thể tìm thấy các dự án nhỏ hơn ở vùng ngoại ô. Tôi đã quyết định chuyển đến một thị trấn nhỏ và chờ đợi cho tới năm 2000. Tại đây môi trường rất đẹp và có nhiều làng nghề thủ công lớn. Tại đây tôi đã có nhiều kinh nghiệm quý giá, vì hoạt động quy mô nhỏ nên tôi có thể tiếp xúc trực tiếp với các thợ thủ công. Tôi đã học hỏi về các vật liệu tự nhiên từ họ.

Ngày nay chúng ta đang phải trải qua những cuộc khủng hoảng khác nhưng tôi rất lạc quan vì có rất nhiều điều có thể học hỏi trong những lúc như thế này.

 Phỏng vấn Kiến trúc sư Kengo Kuma: Tôi đang vẽ những công trình “yếu ớt”

The design was largely inspired by the characteristics of its predominant material — the Ooya stone.

PV: Không nhiều người biết đến điều này nhưng trong quá trình làm việc của mình, ông đã trải qua sự thay đổi lớn và giờ đây tôi mới nhận ra lý do của việc này. Ví dụ như dự án M2 ở Tokyo của ông là một liên hợp văn phòng và showroom dựa trên cảm hứng từ các thức cổ điển. Có vẻ như điều này không giống với kiến trúc của ông bây giờ?

 KK: Tôi bắt đầu làm việc với dự án M2 vào năm 1987 –  đây là thời kì kinh tế “bong bóng”. Chủ đầu tư yêu cầu tôi thiết kế một tòa nhà hoành tráng và đó là những gì tôi đã cố gắng hết sức làm.

PV: Điều gì sẽ xảy ra nếu thời kì kinh tế đó không tan vỡ? Sẽ là những dự án như M2: M3 , M4…?
KK (cười): Không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra.

PV: Dường như đối với ông nó giống như việc đi học trở lại, nghiên cứu trở lại…

KK: Chắc chắn rồi. có rất nhiều thời gian để chúng ta suy nghĩ. Đối với kiến trúc sư, điều quan trọng là cần phải có thời gian suy nghĩ.

PV: Ông có thể chia sẻ với tôi về ý tưởng khi ông biến đổi các đối tượng kiến trúc và biến nó trở thành các đối tượng phần tử nhỏ như vậy? Liệu đây có phải ý tưởng đến từ mong muốn đạt tới sự mơ hồ?

KK: Thành phần xây dựng nên kiến trúc truyền thống Nhật Bản chỉ là: gỗ, giấy và đôi khi là đá. Thông thường sẽ có khoảng trống ở giữa những vật liệu đó để tạo thông gió tự nhiên. Tôi đã áp dụng các phương pháp này trong kiến trúc của mình, trong việc thiết kế những tòa nhà hiện đại. Tôi nghĩ sẽ khó đánh giá được chất lượng của chúng nếu để chúng xuất hiện với diện lớn. Nếu vật liệu được chia thành các đối tượng nhỏ sẽ trở nên sống động hơn, tạo cảm giác mơ hồ, vụt qua như cầu vồng. Có thể bạn sẽ thấy chúng xuất hiện như các đối tượng nhỏ, nhưng với sự thay đổi của ánh sáng mà chúng lại phân tán như những đám mây và hòa tan như sương mù. Thay vì nhìn kiến trúc từ bề nổi bên ngoài chúng ta nên nhìn nó từ trong ra ngoài.

 Phỏng vấn Kiến trúc sư Kengo Kuma: Tôi đang vẽ những công trình “yếu ớt”  Phỏng vấn Kiến trúc sư Kengo Kuma: Tôi đang vẽ những công trình “yếu ớt”

PV: Ông hãy nói về ý tưởng để lưa chọn, thiết kế các đối tượng phân tử và mối quan hệ giữa chúng ?

KK: Tôi nghĩ rằng các vật liệu là thành phần cơ bản để chúng ta làm việc. Vật liệu không thể quá lớn hay quá nhỏ. Nếu các đối tượng phân tử quá lớn hay quá nhỏ, chúng sẽ cho cảm giác như là một khối. Kích thước của chúng phải được xác định để đáp ứng khoảng cách giữa công trình với người nhìn với kích thước của các phân tử với nhau. Lựa chọn các đối tượng phân tử, kích thước và hình dáng của chúng là trọng tâm các thiết kế của tôi.

Pv: Các ý tưởng của ông có liên quan tới sự tự do không?

KK: Chắc chắn rồi. Một bức tường vững chắc mang lại định nghĩa về không gian mạnh mẽ. Đó là hạn chế và tôi thì không thích những không gian như thế. Tôi lớn lên ở ngoại ô Tokyo, nhà của bố mẹ tôi là một căn nhà truyền thống xây dựng bằng gỗ cũ với nhiều chi tiết phức tạp như khung cửa gỗ và cửa sổ bằng giấy. Ngôi nhà đó rất khác so với những ngôi nhà của bạn tôi. Hầu hết bạn tôi sống trong những ngôi nhà ngoại ô kiểu Mỹ xây dựng bằng bê tông. Lúc đó tôi cảm thấy rất ghét căn hộ tôi từng ở, tôi thấy thật xấu hổ. Nhưng dần dần tôi đã nhận ra và thấy rằng mình cảm thấy thoải mái khi sống trong căn nhà cổ hơn là căn nhà bằng bê tông của bạn bè. Ở trong căn nhà bê tông đó tôi cảm thấy lạnh và bức bí, tôi không thể thở, cơ bắp trở nên căng thẳng. Nhưng tôi lại thấy cảm giác tự do trong ngôi nhà của mình.

PV: Ông tự gọi những tòa nhà của mình bằng tính từ ” yếu ớt”. Tại sao vậy?

KK: “Yếu” liên quan đến ý tưởng phá vỡ một đối tượng lớn thành các phân tử vật liệu. Tôi nghĩ nên dùng từ “mạnh” để nói về vật liệu bê tông, nó quá mạnh cho cơ thể con người. Còn cơ thể con người lại rất thuần và rất mong manh. Vì vậy mọi người không thể thấy thoải mái ở những nơi mạnh mẽ như vậy. Nếu công trình đó “yếu” như một cơ thể thì có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

PV: Ông đang nói về nhà ở hay chung cho bất kì loại công trình nào?

KK: Tôi nghĩ rằng có thể nói về tất cả các công trình kiến trúc nào. Nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy thoải mái trong ngôi nhà gỗ nhưng lại muốn làm việc trong những tòa nhà hiện đại bằng bê tông, thép hoặc kính.

PV: Hình thức kiến trúc tổng thể có quan trọng với ông không?

KK: Ý tưởng của tôi là hình thức kiến trúc cần tĩnh. Hình thức kiến trúc tượng trưng có thể giết chết môi trường. Tôi không thích hình thức quá hoành tráng và đó cũng là điểm khác biệt giữa kiến trúc của tôi và của các kiến trúc sư lớn tuổi ở Nhật Bản.

PV: Ông bắt đầu công việc thiết kế như thế nào? Phác thảo, nghiên cứu, thảo luận, lựa chọn vật liệu và xây dựng phương án cụ thể?

KK: Mọi thứ bắt đầu tự những quan sát cẩn thận tại hiện trạng và công việc nói chuyện với người dân trong khu vực.

PV: Ngôi nhà mà ông đang sống như thế nào?

KK: Tôi không thiết kế nhà của mình. Nhà của tôi rất bình thường. Tôi là người luôn muốn khám phá những điều mới mẻ vì vậy thực sự đây là công việc khó khăn và gây ra nhiều bực bội.

PV: Một ngôi nhà hoàn hảo sẽ như thế nào?

KK: Một ngôi nhà hoàn hào là một căn hộ luôn thay đổi. Trên thực tế nhà của bố mẹ tôi cũng thay đổi như vậy bởi vì cha tôi luôn muốn cải tạo mở rộng nó. Cha tôi là một doanh nhân nhưng ông lại rất quan tâm đến thiết kế kiến trúc. Ông làm mới công trình của mình: thiết kế chiếu sáng và bàn bạc về những kế hoạch mở rộng căn nhà.

PV: Khoảng trống không gian rất quan trọng trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản phải không?

KK: Trong công trình của tôi thì khoảng trống không gian rất quan trọng, nó kết nối và tổ chức các không gian khác nhau, ví dụ như trong thiết kế bảo tàng Ando Hiroshige khoảng trống giúp kết nối thành phố với những ngọn núi phía sau bảo tàng.

PV: Ông đã từng nói “Chủ nghĩa hiện đại vẫn còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển với sự tôn trọng trong tỷ lệ và vẻ đẹp của hình thái. Nhưng đối với tôi những điều đó là thứ yếu, sức mạnh của khoảng trống mới là quan trọng nhất”. Ông có thể giải thích thêm không?

KK: Về cơ bản chủ nghĩa hiện đại thuộc thế kỉ 20. Một tòa được hình thành như một hình ảnh đẹp, tuy nhiên thực tế lại không phải vậy. Tỷ lệ rất quan trọng cho một hình ảnh đẹp nhưng những điều tuyệt vời được trải nghiệm trong không gian giữa các tòa nhà sẽ quan trọng hơn. Cách duy nhất để trải nghiệm không gian là bạn phải bước vào nó. Chúng tôi không quan niệm kiến trúc như một bức tranh.

 Phỏng vấn Kiến trúc sư Kengo Kuma: Tôi đang vẽ những công trình “yếu ớt”

PV: Ông có nói rằng tỷ lệ không quan trọng đối với ông?

KK: Trong yếu tố cổ điển thì tỷ lệ khá quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn trong thiết kế kiến trúc truyền thống của Nhật Bản đó là thiết kế mái nhà. Nếu một kiến trúc sư có thể tạo ra một mái nhà đẹp và trải bóng đẹp bên dưới mái đó thì tỷ lệ không còn là vấn đề lớn. Cái bóng có thể kiểm soát tất cả mọi thứ. Thông thường họ sẽ thiết kế mái nhà trước, các khái niệm về tỷ lệ chỉ là thứ yếu.

PV: Công trình bảo tàng Hiroshige là một công trình kiến trúc tốt và rất đẹp. Đây có phải là tòa nhà đầu tiên mà ông sử dụng đường thẳng trong thiết kế mái nhà để tạo ra hiệu ứng đổ mưa?

KK: Trong thiết kế mái trước đó, tôi thường sử dụng cửa chớp theo chiều ngang. Tôi nghĩ đặt chiều ngang sẽ gợi lên cảm giác về sự liên tục. Nhưng với bảo tàng Hiroshige, lần đầu tiên tôi sử dụng cửa chớp theo chiều dọc. Tôi lấy cảm hứng từ bức tranh: “People on a Bridge Surprised by Rain”.

Cảm ơn ông rất nhiều về bài phỏng vấn !

Truy cập để xem nhiều hơn tại NhaDatSo.com – Mạng Nhà Đất Số 1 Việt Nam
Hotline: (08) 6262.3838 / (08) 2266.3838 / (08) 2268.3838

mua ban nha dat so2 1024x722 Phỏng vấn Kiến trúc sư Kengo Kuma: Tôi đang vẽ những công trình “yếu ớt”

300x250 Phỏng vấn Kiến trúc sư Kengo Kuma: Tôi đang vẽ những công trình “yếu ớt”

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>