Cách phối màu đẹp mắt cho văn phòng làm việc

Ty Huu Doc Ngoc

Ở nhiều công ty, phòng họp và phòng làm việc có mô hình khá giống nhau. Một số phòng họp được thiết kế giống như phòng lãnh đạo. Điều này tạo cho nhân viên và cấp lãnh đạo cảm giác thân thiện, gần gũi. Từ đó, mọi người tham gia cuộc họp đều cảm thấy bình đẳng, đóng góp ý kiến nhiệt tình.

cần phải có một không gian thật năng động, hiện đại và chuyên nghiệp, góp phần làm tăng khả năng tư duy, sáng tạo cho nhân viên làm việc. Vì vậy, màu sắc và cách sắp xếp nội thất trong phòng làm việc sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau.

190046baoxaydung image001 Cách phối màu đẹp mắt cho văn phòng làm việc

Với ghế ngồi của người lãnh đạo, nên sử dụng tone màu trầm là phù hợp nhất. (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia tâm lý, màu sắc và tâm lý có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Căn cứ vào đó, muốn tạo ra môi trường làm việc hiệu quả thì phải biết cách thiết kế văn phòng, trang trí màu sắc cho phù hợp. Chọn màu sơn cho văn phòng là điều vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan và tinh thần của mọi người trong công ty.

Căn cứ vào môi trường làm việc

Ở nhiều công ty, phòng họp và phòng làm việc có mô hình khá giống nhau. Một số phòng họp được thiết kế giống như phòng lãnh đạo. Điều này tạo cho nhân viên và cấp lãnh đạo cảm giác thân thiện, gần gũi. Từ đó, mọi người tham gia cuộc họp đều cảm thấy bình đẳng, đóng góp ý kiến nhiệt tình.

Văn phòng làm việc trần thấp nên chọn màu nhạt

Đối với văn phòng trần thấp, không nên sử dụng màu sơn đậm vì nó sẽ khiến cho không gian làm việc trở nên ngột ngạt, chật chội, khó chịu hơn. Ngược lại, với việc sử dụng sơn nước màu nhạt cho căn phòng làm việc trần thấp sẽ giúp mang lại cảm giác thông thoáng, dễ chịu và không gây áp lực trong công việc, giúp cho căn phòng trong rộng và thoáng hơn. Những gam màu nhạt có thể sử dụng để sơn cho văn phòng làm việc trần thấp như: màu xanh da trời, xanh lá cây nhạt cho tường. Lưu ý, bạn không nên sử dụng màu kem sơn tường vì nó sẽ tạo cảm giác buồn ngủ, ảm đạm gây thiếu tập trung.

190047baoxaydung image002 Cách phối màu đẹp mắt cho văn phòng làm việc

Sơn nước màu nhạt cho căn phòng làm việc trần thấp sẽ giúp mang lại cảm giác thông thoáng. (Ảnh minh họa)

Phòng bị khuất sáng nên dùng gam màu ấm

Nếu trường hợp văn phòng làm việc bị thiếu ánh sáng sẽ khiến cho căn phòng trở nên lạnh lẽo hơn. Vì vậy, để làm ấm cho không gian thì cách tốt nhất hãy áp dụng cách pha sơn tường bằng gam màu ấm như: màu đỏ gạch, màu cam sẽ giúp đem lại cảm giác tươi sáng, ấm áp hơn. Tuy nhiên, lưu ý là không được sử dụng màu quá tương phản sẽ gây cảm giác mỏi mắt làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của bạn đấy.

phụ thuộc vào tính chất công việc

Chọn màu sơn tường phù hợp với tính chất của từng công việc cũng giúp nâng cao năng suất làm việc một cách hiệu quả nhất. Cụ thể, nếu công việc cần sự tỉ mỉ, cẩn thận thì sử dụng sơn tường màu xanh dịu là hiệu quả nhất, gam màu này sẽ lại cảm giác dễ chịu cho người làm việc, hạn chế tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Nếu văn phòng làm việc đòi hỏi sự tư duy, trao đổi, lên ý tưởng thì cách pha sơn nước màu sáng, tươi mới, màu mạnh sẽ giúp cho nhân viên sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới lạ và hiệu quả.

Ghế ngồi của lãnh đạo nên dùng màu thẫm

Không chỉ quan tâm đến màu sắc của nước sơn tường mà màu sắc đồ nội thất trong văn phòng làm việc bạn cũng phải quan tâm. Đặc biệt, với ghế ngồi của người lãnh đạo, nên sử dụng tone màu trầm là phù hợp nhất, nó vừa giúp phân biệt với nhân viên, đồng thời thể hiện sự sang trọng và uy quyền của họ.

Phòng làm việc và phòng hội nghị

Theo kinh nghiệm, đối với phòng hội nghị bạn nên sử dụng màu khác so với màu của văn phòng làm việc. Thông thường màu ghế chủ đạo của phòng hội nghị bạn chọn ghế giống như nhân viên quản lý cấp trung, như vậy sẽ giúp tạo cảm giác thăng tiến và thúc đẩy sự phát triển cho nhân viên.

300x250 Cách phối màu đẹp mắt cho văn phòng làm việc

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>