Giải pháp nào giúp đối phó với bạo hành tinh thần nơi công sở

Ty Huu Doc Ngoc

Cũng có nhiều người phản ứng bằng cách nghỉ việc ngay lập tức. Nhưng Namie cho rằng bạn không nên phả ứng một cách vội vàng. “Nếu ra đi trong yên lặng, sẽ chẳng ai biết tới sự xấu xa của kẻ bạo hành và những tin đồn dối trá của anh/ cô ấy về bạn sẽ không được đính chính”.Thay vì vậy, bạn nên bảo vệ mình bằng cách lưu giữ bằng chứng về sự bạo hành và tìm kiếm sự giúp đỡ từ bộ phận .

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, công sở ngày càng trở nên phổ biến hơn mà “nạn nhân” thường là những nhân viên có năng lực.

doi pho voi su bao hanh noi cong so 1 Giải pháp nào giúp đối phó với bạo hành tinh thần nơi công sở

Theo William F, Badzmierowski, giám đốc một trung tâm dịch vụ đào tạo nhân viên, “Những kẻ ưa bạo hành thường chọn mục tiêu là những nhân viên có năng lực thực sự hoặc được công nhận. Đó thường là nhân viên  được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá cao, được yêu mến vì tính ngay thẳng hoặc có một đặc điểm nổi bật nào đó”.

Còn theo tiến sĩ Gary Namie, Giám đốc Viện bạo hành công sở (Mỹ) thì hầu hết các vụ bạo hành công sở là giữa sếp và nhân viên, ngoài ra nó còn xảy ra giữa nhân viên với nhau. Vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi trong thị trường việc làm thu hẹp và cạnh tranh, mọi người sẵn sàng chấp nhận làm việc dưới trướng những ông chủ “xấu tính” vì không muốn phải mất việc và rất khó để tìm việc mới.

 

Các loại bạo hành

Dù không dễ dàng định nghĩa bạo hành công sở là gì, nhưng nhiều người đồng tình rằng nó là những hành động, thái độ kỳ thị, gây áp lực, quấy rối liên tục.

“Đó không chỉ là sự phân biệt về cấp bậc công việc, những cái nhướng mày liếc xéo mà là sự hủy hoại nghiêm trọng mối quan hệ giữa các cá nhân”, Namie nói.

Badzmierowski nêu một vài ví dụ về bạo hành công sở như khi sếp đồng nghiệp hoặc đồng nghiệp “cướp công” của người khác, coi thường người khác, có những hành vi, lời nói “xấu xí” nhằm hạ thấp nhân phẩm, danh tiếng người khác hoặc luôn tìm cách kiểm soát, gây hại cho người mình không ưa.

Dấu hiệu của sự bạo hành

Những người là mục tiêu của sự bạo hành thường không nhận ra tình thế của mình cho tới khi các hành vi, lời nói bạo hành đã quá rõ ràng. Vì vậy, hãy tìm hiểu những dấu hiệu để có thể phòng tránh.

Theo Namie, dấu hiệu đầu tiên là sự căng thẳng và cách cơ thể thích ứng với nó. Đó có thể là tăng huyết áp, sợ đi làm vào thứ 2 đầu tuần…

Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác như trầm cảm, trở nên rụt rè, lo lắng, mất ngủ và bị ám ảnh khi mắc sai lầm trong công việc. Bạn bè, đồng nghiệp tin cậy sẽ dễ dàng phát hiện những dấu hiệu bất thường này ở bạn. Vì vậy, hãy kết nối chặt chẽ với họ.

Biện pháp đối phó

  • Những Người Tìm Việc 24h qua đa số đã có được cho mình những lựa chọn công việc phù hợp, vậy bạn có muốn là một trong những Nguoi Tim Viec đó không? Hãy nhanh tay truy cập vào website của chúng tôi.

Nếu bạn là mục tiêu của sự bạo hành công sở, hãy hành động để bảo vệ bản thân, niềm tự hào và lòng tự trọng của mình.

Nếu nghĩ rằng mình đang bị bạo hành, bạn không nhất thiết phải chống đối mạnh mẽ. Hãy cố gắng duy trì phong thái chuyên nghiệp và quả quyết. Nếu không rơi vào tình huống có khả năng bị tổn hại về thể chất, bạn có thể nói chuyện với kẻ bạo hành và thẳng thắn nói rằng cách cư xử của họ là không đúng.

Nhiều người sợ sếp hay lo ngại mối quan hệ sẽ bị ảnh hưởng nên im lặng, không phản kháng.

Cũng có nhiều người phản ứng bằng cách nghỉ việc ngay lập tức. Nhưng Namie cho rằng bạn không nên phả ứng một cách vội vàng. “Nếu ra đi trong yên lặng, sẽ chẳng ai biết tới sự xấu xa của kẻ bạo hành và những tin đồn dối trá của anh/ cô ấy về bạn sẽ không được đính chính”.Thay vì vậy, bạn nên bảo vệ mình bằng cách lưu giữ bằng chứng về sự bạo hành và tìm kiếm sự giúp đỡ từ bộ phận nhân sự.

Bên cạnh đó, hãy xác định tầm quan trọng của kẻ bạo hành đó với công ty. Nếu anh/cô ấy giữ cấp chức vị cao và cũng là một nhân viên xuất sắc, thật khó để bạn có thể thay đổi tình huống.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

300x250 Giải pháp nào giúp đối phó với bạo hành tinh thần nơi công sở

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>