Nên ứng xử với nợ khó đòi cách nào?

Ty Huu Doc Ngoc

Theo TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, để phòng ngừa phát sinh nợ xấu thì bản thân từng doanh nghiệp cần xây dựng chính sách cho món nợ phải thu một cách thật rõ ràng và không nên thay đổi, dù con nợ là doanh nghiệp thân quen.

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa thể sáng sủa nếu xét từ góc độ hàng tồn kho và nợ phải thu đang cùng gia tăng.

1 1 635592463342317322 Nên ứng xử với nợ khó đòi cách nào?
Tình hình sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu khoản phải thu không được giải quyết tốt

Theo Bộ Công Thương, tính đến ngày 1/8/2013, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tăng 9% so với cùng thời điểm năm ngoái. Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho cao như sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa (tăng 25,7%); sản xuất đồ uống (tăng 59,6%); sản xuất hàng may sẵn (tăng 20,3%); sản xuất mô tô, xe máy (tăng 81,6%).

 

Còn theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn này tính đến hết quí II/2013 tăng nhẹ so với cùng kỳ và chiếm 34,5% tổng tài sản ngắn hạn, tương đương 30.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp loay hoay trích lập dự phòng

Không kể đến các doanh nghiệp bất động sản, hàng tồn kho của một số đơn vị sản xuất đến hết quý 3/2013 có thể vẫn cao ngất ngưởng. Cụ thể như Công ty CP Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau có giá trị hàng tồn kho là 456,4 tỉ đồng và đã phải dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho lên đến 153 tỉ đồng.

Trong khi đó, Công ty CP Bóng đèn Điện Quang dù nợ phải thu còn 783 tỉ đồng, không gia tăng so với đầu năm, nhưng công ty đã phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi lên đến 39,5 tỉ đồng, gấp 3 lần mức trích lập cuối năm 2012. Đơn vị kiểm toán cũng đã lưu ý xung quanh các khoản phải thu của Bóng đèn Điện Quang.

Theo đó, phần lãi trả chậm của năm 2010 là 3,3 triệu USD, tương đương 69,4 tỷ đồng, được công ty hạch toán ở mục doanh thu chưa thực hiện. Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ công nợ phải thu từ khách hàng Cuba là 130,6 tỷ đồng hiện đang ghi nhận ở khoản mục “chênh lệch tỷ giá hối đoái” mà chưa kết chuyển vào thu nhập trong kỳ.

Một đơn vị khác là Công ty CP Thép Nam Kim (NKG) có khoản phải thu ngắn hạn lên mức 808,2 tỉ đồng, gần gấp ba lần so với con số đầu năm. Trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng là 748,5 tỉ đồng. Con nợ lớn nhất của NKG là Công ty TNHH Thép Trường Giang đã chiếm 475 tỉ đồng, vào khoảng 62,6% tổng khoản phải thu…

Theo ông Phạm Văn Trung, Tổng Giám đốc Công ty Thép Nam Kim, 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của công ty gia tăng nên cũng kéo theo khoản nợ phải thu tăng. Riêng Công ty Thép Trường Giang là đối tác kinh doanh lớn và hai bên liên tục phát sinh hợp đồng mua bán nên cả số nợ phải trả lẫn phải thu đều nhiều.

Cần có “chuẩn” để quản trị nợ và hàng tồn

Các chuyên gia tài chính đều cho rằng, khoản phải thu là một trong những nguyên nhân có khả năng gây ra cái “chết” cho doanh nghiệp, bởi nó khiến cho nguồn vốn của doanh nghiệp bị tắc nghẽn. Một khi đã gặp vấn đề nợ khó đòi thì phải tìm cách tháo gỡ để giải quyết ngay như giãn nợ, cơ cấu lại nợ, tư vấn bán tài sản hay nâng vốn tự có để có tiền trả nợ…

Ví dụ như, Công ty CP Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí (PXI) đến cuối năm 2012 vẫn còn khoản phải thu 31,7 tỉ đồng từ Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (PVC-SG) tồn tại hơn 1 năm kể từ khi phát hành hóa đơn.

Theo PXI, đã có các dấu hiệu suy giảm về khả năng thanh toán từ phía công ty nợ. Vì vậy, sau khi xem xét đánh giá về tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán, PXI đã xin chủ trương để chuyển đổi khoản nợ này thành phần góp vốn vào hai dự án do PVC-SG làm chủ đầu tư để thu hồi khoản công nợ nêu trên. Đây là giải pháp chuyển nợ thành vốn của PXI khi doanh nghiệp nợ vẫn còn khả năng hoạt động.

Hoặc mới đây, Tổng công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc xin ý kiến cổ đông để phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu, tương đương 1.000 tỷ đồng để cấn trừ công nợ. Đây cũng là một giải pháp xử lý nếu như chủ nợ đồng ý nhận cổ phiếu.

Theo TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, để phòng ngừa phát sinh nợ xấu thì bản thân từng doanh nghiệp cần xây dựng chính sách cho món nợ phải thu một cách thật rõ ràng và không nên thay đổi, dù con nợ là doanh nghiệp thân quen.

“Các doanh nghiệp Việt Nam dường như chưa có ý niệm rõ ràng về chuẩn của người mua như tính pháp lý, uy tín, mục đích mua hàng, năng lực tạo ra lợi nhuận của khách hàng hay có vật đảm bảo (hoặc người đảm bảo). Cũng giống như khi ngân hàng cho vay, nếu nới chuẩn cho vay thì sẽ bị nợ xấu. Bản thân các doanh nghiệp khi trả chậm cũng sẽ có những khoản nợ không thu hồi được. Vì vậy, dù thân quen thì cũng phải đảm bảo các qui định đã đưa ra trong chính sách quản trị của doanh nghiệp để tránh rủi ro cho mình”, TS. Dương khuyến cáo.

LÊ YẾN/Tạp chí DOANH NHÂN
Chính Sách – Quản Lý
Nhân vật Nổi Tiếng
Nghề nghiệp Kinh Doanh
Dự Án Kinh Doanh
Khoa học Công Nghệ
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

300x250 Nên ứng xử với nợ khó đòi cách nào?

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>