Nét thiền cho ngôi nhà của bạn

Ty Huu Doc Ngoc

Với cuộc sống bận rộn hiện nay thì việc tạo được một và mời gọi chúng ta là điều cần thiết trong mỗi ngôi nhà.

Tạo ra một không gian đẹp với nhiều loại sợi tự nhiên, màu sắc và đồ dùng  lấy cảm hứng từ thiên nhiên là những điều mà (hay còn gọi là Thiền) hướng tới.

Nếu bạn đang trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và làm việc quá sức, thì không gian này sẽ giúp bạn giải thoát mình khỏi trạng thái đó, mang lại cho bạn cảm giác tĩnh lặng và thư thái.

Một số đặc điểm của phong cách Zen.

Cái tên của nó cũng đã phản ánh được phần lớn những đặc điểm nổi bật của phong cách. Zen – Thiền – sự đơn giản trong kiến trúc, trong cách trang trí nội thất và tinh tế trong kết nối không gian. Đơn giản hoá kiến trúc, nhưng không phải vì thế mà kém phần hiện đại. Cái đơn giản của Zen nằm ở chính trong bản chất nội tại của kết hợp với sự trang trí của con người. Nó khác với cái đơn giản hiện đại đầy tính ứng dụng với các vật liệu nhân tạo là chính của phương Tây.

 Chất liệu: Zen đề cao giá trị tinh khiết, nét đẹp tự nhiên của vật liệu và sử dụng chúng dưới dạng thô sơ, gần như không qua gọt dũa hoặc nếu có cũng rất ít. Các chất liệu chủ yếu thường dùng là gỗ, các loại sợi tự nhiên như đay, cỏ các loại sỏi, đá với hình dạng nguyên sơ.
 tranhphongan5  Nét thiền cho ngôi nhà của bạn

Màu sắc: Zen mô phỏng theo những sắc màu của thiên nhiên. Những màu sắc này sẽ giúp tâm trí của bạn được giải toả khỏi căng thẳng, mang lại sự thư thái và làm giàu trí tưởng tượng, sáng tạo của bạn. Các gam màu nhẹ nhàng như màu xanh da trời, xanh nước biển, vàng kem, trắng đen, nhằm tạo nên một không gian sinh hoat trong lành.

Ánh sáng: Zen được biết đến với các không gian mà ở đó “màu sắc pha trộn bóng tối” – ánh sáng được sử dụng một cách gián tiếp hay dùng ánh sáng của đèn lồng để tạo cảm giác trầm tĩnh.

Cách kết nối không gian: tạo ra một dòng chảy của sự tĩnh lặng, các không gian liên thông với nhau một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng và chính sự ngăn cách cách được hạn chế và làm mềm đi. Có khi sự ngăn cách chỉ là ước lệ qua những tấm rèm, hoặc bình phong bằng gỗ, giấy.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để bạn có thể thêm những cho ngôi nhà của mình.
 
zen  Nét thiền cho ngôi nhà của bạn

Thêm yếu tố thiền cho không gian bên ngoài ngôi nhà: Sử dụng nhiều chất liệu gỗ và vật liệu tự nhiên có thể sẽ làm cho phần ngoại thất bên ngoài ngôi nhà của bạn thân thiện và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn. Nếu có điều kiện, bạn hãy bố trí một khu vườn thiền nhỏ bên ngoài để thư giãn một cách thật sự với thiên nhiên bên ngoài. Chất thiền cũng được thể hiện qua những cây xanh tươi tốt, các tác phẩm điêu khắc Châu Á, và những tảng đá lớn đặt giữa các bãi cát hoặc sỏi trắng.

 Liên kết trong và ngoài nhà: Trang trí nội thất theo  phong cách này chủ yếu dựa vào việc tạo sự liên kết giữa các không gian hoạt động ngoài trời và trong nhà. Bằng cách sử dụng các chất liệu tự nhiên như nứa, cỏ, gỗ, tre và cây cối để làm mờ ranh giới trong và ngoài nhằm xoá bỏ ranh giới cứng nhắc giữa các khoảng trong nhà, cho bạn cảm giác gần gũi, hoà nhập với thiên nhiên. Tận dụng lợi thế của những khung cửa sổ lớn trong nhà để mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài và giúp ánh sáng, không khí tươi mới tràn vào trong nhà dễ dàng hơn.
zen 1  Nét thiền cho ngôi nhà của bạn
Mang sự thư giãn vào không gian của bạn: Cụm từ “” thường mang lại cho bạn cảm giác như trong các spa sang trọng và khu nghỉ dưỡng, gợi lên cảm giác thư giãn, và dành không gian nội thất giúp mọi người tìm thấy sự bình an của nội tâm. Vì vậy, bạn hãy tìm những  tạo cho bạn cảm giác tương tự cho nhà của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm đồ nội thất theo phong cách này cho mình thì bạn có thể dành thời gian nghiên cứu thêm về các không gian spa, các khu resort qua internet hoặc đến tận nơi để trải nghiệm và học hỏi cho ngôi nhà của mình.
theo: Archi.vn
300x250  Nét thiền cho ngôi nhà của bạn

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>