Những sai lầm chết người của các doanh nhân mới

Ty Huu Doc Ngoc

Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều nghĩ mục tiêu là chiến thắng càng nhiều doanh nghiệp càng tốt, nhưng điều này không hẳn đã đúng. Đôi khi, bạn có thể thu hút quá nhiều doanh nghiệp và sau đó xuất hiện một thách thức hoàn toàn khác có thể đe dọa khả năng tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.

Hầu hết các doanh nhân đã quen với tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ phá sản cao đến mức phi lý trong những năm đầu. Nhiều chủ doanh nghiệp tồn tại được sẽ chia sẻ rằng nếu chỉ có mỗi đam mê thì bạn sẽ không thể thành công được.Thành công đòi hỏi sự làm việc chăm chỉ và không xảy ra sau một đêm. Dưới đây là 7 sai lầm thường thấy ở các :

1. Không đặt ra lượng tiền mặt dự trữ để trợ giúp bản thân. Tôi tin rằng một trong những lý do khiến qua nhiều doanh nghiệp nhỏ thất bại ngay trong những năm đầu tiên không phải là vì mô hình kinh doanh không khả thi hoặc doanh nhân đó không đủ giỏi để doanh  nghiệp hoạt động hiệu quả. Thực tế, khó khăn về tài chính chính là một vấn đề. Hầu hết các doanh nhân đơn giản là cạn tiền để hỗ trợ doanh nghiệp hoặc chính bản thân họ trước khi doanh nghiệp có đủ lợi nhuận để tự tồn tại.

  • Bạn có muốn Tìm Việc Nhanh hay không? Chắc chắn là muốn rồi đúng không nào! Mạng Việc Làm sẽ dư sức đáp ứng điều đó cho bạn.  Có được Việc Làm Nhanh chóng và hiệu quả, dễ dàng cho bạn tìm kiếm những môi trường làm việc phù hợp với mong muốn của mình!

kinh nghiem phong van tuyen dung 37 Những sai lầm chết người của các doanh nhân mới

Bí quyết: Tích cực thiết lập một quỹ đặc biệt để hỗ trợ bản thân trong suốt giai đoạn khởi nghiệp. Hãy cẩn trọng với số tiền bạn đặt vào quỹ này vì có thể bạn sẽ cần một khoản tiền có thể trợ giúp cho bạn 100% trong 1 hoặc 2 năm để giảm đi áp lực khi công ty tiếp tục phát triển.

  • Các nhà tuyển dụng luôn muốn Tuyển Dụng Nhanh và hiệu quả hệ thống nhân sự cho công ty? Ứng viên thì cũng trong tình trạng tìm kiếm Viec Lam Nhanh cho mình. Đừng lo, MangViecLam.com sẽ giải quyết tất cả!

2. Có các giả định quá lạc quan trong giai đoạn lên kế hoạch. Tôi thấy quá nhiều doanh nhân mới bị rơi vào chiếc bẫy này. Họ có một ý tưởng hay và thuyết phục gia đình và bạn bè rằng nó đó là một ý tưởng khôn ngoan không cần phải lăn tăn gì nữa. Họ nhảy vào các cuộc tranh cãi chỉ để nhận ra rằng có quá nhiều chi tiết mà họ đã không tính đến hoặc họ đã quá lạc quan khi đưa ra các giả định về một số lĩnh vực nào đó và trước khi họ biết điều đó thì ý tưởng kinh doanh “khôn ngoan” kia đã trở nên ngàn cân treo sợi tóc.

Hãy thành thật với chính mình. Liệu bạn có đang đánh giá thấp thời gian cần thiết để có được khách hàng đầu tiên không? Bạn có đang đánh giá quá cao nhu cầu về sản phẩm? Bạn có đang cho rằng mức rủi ro bằng 0 bằng cách không chấp nhận việc nào đó có thể hỏng?  

Bí quyết: Tìm từ 3 đến 5 người hoàn toàn khách quan (không phải bạn bè, gia đình) và yêu cầu họ đóng vai ác giúp bạn tìm ra những yếu điểm và có những bước đi nhằm khắc phục chúng.  

3.  Không đánh giá đúng mô hình kinh doanh của mình. Không phải ai cũng đưa mô hình kinh doanh vào kế hoạch của họ. Chú ý tới khái niệm về doanh nghiệp của bạn là một chuyện, còn viết ra để đánh giá mô hình kinh doanh nói chung và tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp lại là chuyện khác. Sự thật đơn giản là có một ý tưởng hay mới chỉ là khởi đầu, chưa chắc nó đã có thể trở thành một mô hình kinh doanh đem lợi nhuận.

Bí quyết: Hãy thử cân nhắc SCORE hoặc một trung tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ để đánh giá mô hình kinh doanh và đưa ra lời khuyên mang tính chuyên môn. Quan điểm của họ có thể xác định được một cơ cấu khả thi hơn, có giá trị kinh doanh tốt hơn thứ bạn mới lập nên.   

4. Cố gắng tự làm lấy mọi việc để tiết kiệm tiền. Nếu bạn cố làm lấy mọi việc, bạn sẽ không thể cất cánh nổi, và công ty của bạn cũng sẽ phải lãnh đủ vì bạn không có đủ kiến thức chuyên môn trong mọi lĩnh vực. Thời gian của bạn chính là tiền bạc. Hãy nghĩ xem mình nên đầu tư năng lượng vào đâu. Bạn có nên phát triển và tinh chỉnh nội dung, sản phẩm và dịch vụ, nuôi dưỡng các mối quan hệ với các khách hàng và cổ đông quan trọng, tạo độ tín nhiệm trong ngành của mình? Không ai có thể làm điều này hộ bạn.

Nói vậy có nghĩa là những người khác có thể phát triển trang web của bạn, xử lý các mối quan hệ công chúng, xây dựng các mẫu định dạng cho các thư tin của bạn, sửa máy in và máy photo và thực hiện các công việc hành chính khác. Hãy tận dụng họ.

Bí quyết: Chìa khóa là xác định việc nào cần thuê ngoài và việc nào nên tự làm. Qui luật bất thành văn là nếu đó không phải là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và bạn có ít kiến thức chuyên môn về nó và việc đó tiêu tốn nhiều thời gian, và có nhiều nhà cung cấp có thể cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý thì đã tới lúc cân nhắc thuê ngoài.

5. Không sẵn lòng làm việc vất vả trong những ngày đầu. Tôi ngạc nhiên vì thường xuyên thấy nhiều người mới mở công ty nhưng có vẻ sốc khi chưa kiếm được mức doanh thu 6 chữ số dù chỉ làm việc có 25 giờ mỗi tuần. Họ có vẻ nhìn công việc kinh doanh qua lăng kính màu hồng khi cho rằng mình có thể leo lên hàng top ngay khi mới bắt đầu mà không phải làm việc vất vả. Sự thật đơn giản là nếu muốn thành công, thì mọi công ty khởi sự đều phải vất vả từ ngày đầu. Điều này có thể có nghĩa rằng bạn phải làm một công việc khác khi đang mở công ty, tình nguyện hoặc làm một số công việc không nhận lương để lấy kinh nghiệm và sự tiếp xúc. Điều đó cũng có nghĩa là bạn phải làm việc ngày đêm, kể cả các ngày nghỉ cuối tuần.

Bí quyết: Trước khi xâm nhập giới khởi nghiệp, hãy thực sự đánh giá lối sống hiện tại của bạn và nhận ra rằng mình có vô số thời gian rảnh rỗi.

6. Định giá sản phẩm hoặc dịch vụ quá thấp hoặc quá cao.   Nhiều năm trước, tôi thường phải trả lời các yêu cầu của một cơ quan chính phủ lớn. Sau khoảng 4 năm liên tục từ chối, tôi đã được một đồng nghiệp mách rằng có thể mức giá của tôi quá thấp nên không được cho là nghiêm túc. Năm đó tôi đã tăng giá lên gấp đôi và đã được chọn ngay trong lần đầu.

Mặt khác, bạn không thể tính giá tới 20 ngàn đô la/ngày và hi vọng sẽ có khách hàng.

Bí quyết: Hãy nghiên cứu xem những người khác đang tính giá như thế nào. Sẽ thông minh hơn rất nhiều nếu tính giá dựa trên giá trị ngay từ đầu, chứng minh giá trị của bạn và sau đó tăng giá theo thời gian. Trong nhiều trường hợp hỏi khách hàng về mức ngân sách của họ sẽ không chỉ giúp bạn có ý tưởng về cách tính giá mà còn giảm thiểu rủi ro từ việc tính giá quá thấp hoặc quá cao đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn cũng có thể cân nhắc cung cấp nhiều lựa chọn về giá để tăng khả năng bạn đang cung cấp thứ trong phạm vi giá cả cho phép của khách hàng.

7. Không có chiến lược tăng trưởng. Tất cả chúng ta đều biết có những nhà hàng rất tuyệt vời khi mới mở nhưng sau khi mở rộng, thì món ăn hoặc dịch vụ đều đi xuống. Sau đó họ đã gây tiếng xấu và cuối cùng phải đóng cửa. Hãy đừng là doanh nghiệp đó.  

Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều nghĩ mục tiêu là chiến thắng càng nhiều doanh nghiệp càng tốt, nhưng điều này không hẳn đã đúng. Đôi khi, bạn có thể thu hút quá nhiều doanh nghiệp và sau đó xuất hiện một thách thức hoàn toàn khác có thể đe dọa khả năng tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.

Bí quyết: Hãy nghĩ về cách tăng trưởng mong muốn của bạn và xây dựng một chiến lược tăng trước mức cao ngay từ đầu (ngay cả khi nó thay đổi theo thời gian). 

♠ Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

300x250 Những sai lầm chết người của các doanh nhân mới

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>