Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch

Ty Huu Doc Ngoc

Trịnh Hoàng Diệu, cô em gái vốn thầm lặng và kín đáo của giờ đã “bước ra ánh sáng”, ở cái tuổi chín muồi nhất của người phụ nữ. Cuộc đời chị đã gắn liền với , nơi cất giữ những kỷ niệm êm đẹp nhất.

– 47C Phạm Ngọc Thạch đã trở thành địa chỉ quen thuộc của tất cả bạn bè anh Sơn và những người hâm mộ dòng nhạc thấm đẫm thân phận và tình yêu, hẳn ngôi nhà cũng chứa đựng đầy ắp tình yêu qua mấy chục năm qua?

Gia đình tôi mua được mảnh đất này từ bác sĩ Trần Đình Đệ. Năm 1972, mùa hè đỏ lửa, lần đầu tiên cả gia đình được sống chung với nhau trong một căn nhà ở Sài Gòn. Căn nhà do kiến trúc sư Huy vẽ, và nó được giữ nguyên cho đến hôm nay.

Cuộc đời chị đã gắn liền với ngôi nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, nơi cất giữ những kỷ niệm êm đẹp nhất với mạ và anh Sơn, cùng những thăng trầm, khổ đau và hạnh phúc. vẫn giữ được vẻ trầm mặc, u hoài, nhưng dường như tươi mới lạ thường bởi căn phòng áp mái đầy cây xanh và những chiếc áo dài thơ mộng.

Mạ và anh Sơn là hai người bạn thân, tâm tình với nhau mỗi ngày. Dù anh là lớn nhất trong nhà, nhưng trong mắt mạ, anh lúc nào cũng nhỏ bé. Mỗi lần anh đi đâu về khuya là mạ chờ cửa, trông đứng trông ngồi. Mạ chăm sóc anh Sơn đặc biệt hơn những đứa con khác, từ miếng ăn, giấc ngủ, vì anh biếng ăn và gầy. Nhờ có mạ quản lý nghiêm ngặt việc ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, mà các con giờ giấc rất nghiêm chỉnh, hai bữa cơm không ai vắng mặt. Anh Sơn bạn rủ đi đâu cũng về đúng giờ cơm sợ mạ chờ. Sau này mạ mất, anh em trong nhà vẫn giữ nếp đó, vì sợ anh Sơn chờ. Nhà đông anh em, nhưng mạ phân công mỗi người mỗi việc đồng đều. Tình yêu và sự hy sinh của mạ dành cho các con thì nhiều vô hạn, không sao kể xiết.

– Tài nấu ăn và may vá thêu thùa của mấy chị em cũng nhờ được truyền từ mạ chị?

Diệu đam mê nấu ăn từ nhỏ. Thương mạ và anh Sơn, mình muốn tự tay nấu để mạ và anh Sơn ăn ngon miệng. Dù nhà có người làm nhưng mình vẫn thức dậy rất sớm, đi xích lô ra chợ tìm mua những món ăn tươi ngon nhất, bị mạ la hoài… Mấy chị em gái cũng hay rủ nhau sửa soạn nhà cửa cho vui mắt, phụ giúp lẫn nhau chứ ít khi kêu người ngoài. Anh Sơn khi nào cũng thích có món mới để thay đổi cho vui, nên mỗi buổi tối mấy chị em thường suy nghĩ nát óc xem mai nấu món ăn gì. Nấu ăn hay sáng tạo nghệ thuật cũng đòi hỏi bằng cả tâm hồn, có lẽ do ảnh hưởng từ anh Sơn, người rất có gu trong ăn và mặc. Anh và mạ luôn thích các cô con gái lúc nào cũng phải đẹp, tươm tất. Tự anh vẽ những kiểu áo để các em tự may tự mặc.

file 01318 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch file 01417 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch
file 00924 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch file 00625 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch
file 01023 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch file 00226 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch

– Một người phụ nữ đẹp như mạ chị mà ở vậy nuôi đàn con lớn khôn, chị đã học được điều gì từ mạ, để có thể đứng vững trước những khổ đau, tan vỡ?

Mạ tôi luôn nhắc nhở đồng tiền chỉ là phương tiện, không phải là cứu cánh, sống phải biết hướng tới chân thiện mỹ. Cuộc đời không có chuyện gì không giải quyết được hết, hãy tha thứ, và biết quên, để cái đầu có chỗ trống cho cái đẹp tràn vào. Cuộc sống luôn có thăng trầm, mạ là tấm gương cho chị em tôi về ý chí, sự tự lập, kiên cường, thua keo này bày keo khác, lúc nào cũng nhẫn nhịn, và biết chấp nhận những gì không thay đổi được. Tám người con không chỉ yêu mạ, mà còn mê mạ, đội mạ trên đầu. Mạ dạy con không bao giờ lớn tiếng, cũng không nói suông. Nếu có ai phạm lỗi mạ thường chỉ nói riêng người đó, giải thích rất cặn kẽ, chi tiết, triết lý sâu sắc, có khi chỉ bằng một bài thơ, nên thấm vô mình rất sâu. Mạ luôn dặn dò cái gì cũng không bằng cái phước, khi mình làm phước, bàn tay phải làm, bàn tay trái không biết, như vậy mới có ý nghĩa. Tôi luôn cảm ơn thượng đế đã cho mình một trái tim biết yêu thương, một tâm hồn biết thổn thức. Bởi vì khi có những điều đó, con người sẽ có bản lĩnh để vượt qua mọi thử thách dù nghiệt ngã và đắng cay nhất trong cuộc đời.

– Phải chăng chính tình yêu của mạ và anh Sơn đã giữ chân chị lại với ngôi nhà này, và bây giờ hai cô con gái chị cũng từ Canada trở về, để cùng mẹ gìn giữ nơi chốn thiêng liêng như một bảo tàng nhỏ về Trịnh Công Sơn?

Giống như có gì giữ chân, đi đâu cũng thấy không phải nhà mình. Tôi tin căn nhà có linh hồn mạ và anh Sơn luôn hiện hữu. Cảm giác đó càng ngày càng lớn, khiến tôi phải suy nghĩ làm gì tốt đẹp hơn để mạ và anh Sơn vui. Có một ý tưởng mới, tôi thấy như mạ và anh mỉm cười. Ít ai có được hạnh phúc như tôi, làm công việc mình thích thú ngay tại ngôi nhà của mình. Tôi thường nói với bạn bè: “Với tôi, cô đơn đi vắng”, ai cũng nói tôi đến tuổi về hưu mà làm việc hăng say như thời còn trẻ, tôi nghĩ được như vậy là nhờ lòng mình quá bình yên. Đã từng có những lúc tôi buồn triền miên, hết chuyện buồn này đến chuyện buồn khác, nhưng giờ hình như nghiệp chướng đã hết. Tôi cảm ơn trời phật, mạ và anh đã cho mình sự bình yên trong tâm hồn. Tất cả mọi sáng tạo đều xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn. Nếu tâm hồn không bình yên thì không thể làm được việc gì đến nơi đến chốn.

Lạc Phố và Nam Phố, hai đứa con gái tôi giờ cũng về giúp mẹ kinh doanh. Các cháu cũng ảnh hưởng nhiều từ những câu chuyện tôi kể về mạ. Tôi cũng muốn cuộc đời mình có nhiều câu chuyện hay để kể cho các con nghe. Cuộc sống hiện đại bây giờ, một thiếu nữ lớn lên ở nước ngoài mà vẫn giữ được tâm hồn Việt Nam, đảm đang như Lạc Phố và Nam Phố, với tôi là hạnh phúc lớn nhất. Nhận trách nhiệm gìn giữ những kỷ vật về anh, mọi hình ảnh, giấy tờ, vật dụng, và vô vàn những phác thảo còn dang dở… tôi thấy mình thật hạnh phúc khi biến căn nhà thành một bảo tàng mở, để mỗi dịp sinh nhật, kỷ niệm ngày mất anh, bạn bè bốn phương lại tụ về, cất cao lời ca tiếng hát như thể anh vẫn còn đây…

– Tư tưởng đạo Phật bắt đầu từ mạ chị dường như đã thổi hồn vào anh Sơn và tất cả các con?

Ngay từ nhỏ, mạ đã dẫn các con đi chùa. Nghe tụng kinh riết tôi mê, đòi mạ cho đi tu. Có những buổi trưa trốn mạ đến chùa nghe tụng kinh, rồi ngủ thiếp đi ở bậc tam cấp cửa chùa… Lớn lên, lại nghe mạ và anh Sơn tụng kinh mỗi ngày như hát vậy… những lời kinh kệ đã thấm vào mình lúc nào không biết nữa.

file 00825 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch file 00724 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch
file20 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch file 00327 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch

– Ở tuổi này, chị lại khởi nghiệp với vai trò mới, trở thành nhà thiết kế thời trang, với những bộ sưu tập áo dài xưa đã từng có mặt trong các cuộc trình diễn quốc tế?

Tôi đã dành nhiều thời gian để suy nghĩ về chiếc áo dài, để rồi khi bắt tay vào thiết kế, chợt nhớ về một thời thiếu nữ với chiếc áo dài lụa trắng, nhớ về chiếc áo dài của mẹ và bà ngoại… Đường nét phong cách từng thời kỳ tuy có khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung đó là nét kín đáo, dịu dàng, thướt tha và kiều diễm. Mạ tôi ăn mặc rất đẹp, bà từng là hoa khôi của trường Đồng Khánh. Hình ảnh đẹp nhất về mạ là tóc chải vấn cao, trong chiếc áo dài xưa sang trọng, dắt một bầy con ăn mặc chỉnh tề đi chùa… Nhìn các bạn trẻ mặc áo dài cách điệu, tôi rất buồn, vì nó làm mất đi vẻ trang trọng, quyền quý và duyên dáng của áo dài. Nghiên cứu lịch sử chiếc áo dài để làm sống lại hình ảnh áo dài xưa, tôi trở lại với áo dài năm tà, hai tà trước biểu tượng cho cha mẹ, hai tà sau biểu tượng cho vợ chồng, tà trong biểu tượng cho con cái. Năm hàng cúc biểu tượng cho nhân, lễ, nghĩa, trí, tín… Áo dài tà rộng, may hai lớp, đột chỉ bằng tay, khiến cho phụ nữ có thể mặc dễ dàng, thoải mái trong mọi sinh hoạt.

file 01715 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch
file 01616 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch
file 01119 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch
Kỷ niệm thì đầy ắp, Diệu nhớ nhất là những buổi sáng, mình thường thức dậy sớm nhất pha càphê cho cả nhà. Hạnh phúc nhất là được uống càphê và hàn huyên với mạ vào những buổi sáng tinh khiết, được quây quần với đầy đủ anh chị em trong nhà vào những bữa cơm, ấm áp lắm…

Hoạ sĩ Lê Phổ và hoạ sĩ Cát Tường từ những năm 1930 đã vẽ những chiếc áo dài thêu như những bức tranh thuỷ mạc… Mình chỉ là người khơi gợi, gìn giữ lại những vẻ đẹp của cha ông… Những rung động trước màu sắc của tôi không nặng về kỹ thuật, mà tĩnh tâm để tìm kiếm những rung động tinh tế và thực hiện với tấm chân tình. Nghĩ suy và cố gắng như vậy, dù có thể chưa làm được như lòng mình mong muốn, nhưng tâm hồn vui tươi và bình an.

(Theo SGTT)

300x250 Thăm ngôi nhà xưa cũ của Trịnh Công Sơn ở số 47C Phạm Ngọc Thạch

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>